CHỨNG NHẬN HỮU CƠ USDA LÀ GÌ ?

Ngày đăng: 12:10 PM 22/08/2019 - Lượt xem: 3154

Được biết đến là chứng nhận về tiêu chuẩn hữu cơ cao nhất do Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cấp, USDA Organic đã và đang là một trong những dấu ấn danh giá nhất mà bất cứ tổ chức  hay cá nhân nào hoạt động kinh doanh, sản xuất các sản phẩm tự nhiên cũng nỗ lực và mong muốn đạt được. Vậy USDA là gì ? Tại sao chứng nhận này lại có độ uy tín cao và được lấy làm chuẩn mực cho các chứng nhận về thực phẩm hữu cơ của các nước trên Thế Giới ?

 

USDA LÀ GÌ ?

USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) - một bộ hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.

Các mục tiêu của bộ là đáp ứng nhu cầu của nông dân, người làm nông trại, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và giao thương nông nghiệp, hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo thuận lợi cho các cộng đồng nông thôn và xoá đói tại Hoa Kỳ và tại hải ngoại.

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA)  chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

 

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CHỨNG NHẬN USDA

  • Những quy định của USDA rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, cụ thể như sau:

Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng. Đất trồng phải đảm bảo không sử dụng chất cấm ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch; độ màu mỡ của đất và chất dinh dưỡng cho cây trồng phải được cung cấp thông qua quá trình làm đất, canh tác, luân canh, xen canh, phân bón hữu cơ từ vật nuôi và cây trồng khác, các nguyên liệu tổng hợp trong danh mục cho phép; dùng các biện pháp vật lý, cơ học, sinh học để xử lý sâu hại, cỏ dại và bệnh cho cây trồng, chỉ khi các biện pháp trên không đủ mạnh mới dùng đến các loại sinh vật, thảo mộc hay chất tổng hợp có trong danh mục cho phép và chỉ sử dụng hạt giống hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần. Ngoài ra, Nông dân và chủ trang trại phải đảm bảo sức khỏe và hoạt động tự nhiên cho vật nuôi trong suốt chu kỳ chăn nuôi; đảm bảo vật nuôi phải luôn được tiếp xúc với khu vực ngoài trời trừ trường hợp thời tiết khắc nghiệt; vật nuôi được đảm bảo tiêu chuẩn y tế và an toàn; đất nuôi thả phải đúng tiêu chuẩn hữu cơ.

Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.

 

  • 5 bước để đến với chứng nhận hữu cơ:

Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí lên cơ quan chứng nhận hữu cơ có trong danh sách ủy quyền của USDA

– Hồ sơ bao gồm:

+ Bảng mô tả chi tiết hoạt động sản xuất xin cấp chứng nhận

+ Thông tin các chất đã sử dụng cho đất trồng trong thời gian 3 năm trước thu hoạch

+ Danh sách các sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc và chế biến

+ Bảng Kế Hoạch Hệ Thống Hữu Cơ miêu tả các hoạt động và các chất được sử dụng

 

Bước 2: Cơ quan chứng nhận đánh giá các hoạt động sản xuất có phù hợp với quy định hữu cơ của USDA hay không.

 

Bước 3: Nhân viên kiểm tra của cơ quan chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của người nộp hồ sơ.

 

Bước 4: Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người nộp hồ sơ đã thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa

 

Bước 5: Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận hữu cơ

– Hàng năm, người đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho cơ quan chứng nhận

– Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động trong trang trại của người được cấp chứng nhận hữu cơ định kỳ

– Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay không.

– Cơ quan cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ.

  • Mở rộng

Trong canh tác hữu cơ, ba tiêu chuẩn phổ biến và được thế giới thừa nhận rộng rãi là USDA Organic của Hoa Kỳ, EU Organic Farming của châu Âu, và Organic JAS của Nhật.

 

Ba tiêu chuẩn trên giống nhau 95% về bộ tiêu chí kiểm định và mức độ khó của từng tiêu chí. Chính vì sự nghiêm ngặt này mà nhiều quốc gia khác trên thế giới sao chép ba bộ tiêu chuẩn hữu cơ trên, sau đó sửa lại cho dễ dàng và phù hợp hơn với nhu cầu riêng của quốc gia mình như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Vì vậy, khi nói đến thực phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải tìm hiểu xem sản phẩm đó được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia nào.

 

Tại Việt Nam, Thương hiệu gạo Orgagro đã nhận được chứng nhận hữu cơ USDA từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. “ Chứng chỉ organic là một quá trình làm việc bằng cả tâm huyết, sự đam mê và tuân thủ rất nghiêm ngặt với quan điểm vì sức khỏe, vì môi trường là Xanh - Sạch - Đẹp. Bạn sẽ không có được nó nếu để quan điểm vì lợi nhuận chi phối." - Ông Nguyễn Sơn Tiên - Giám đốc Gạo Việt. 

Tham khảo một số sản phẩm gạo hữu cơ:

TOP
Facebook